Rối loạn nhịp sinh học ảnh hưởng như thế nào đến da?
Nếu bạn thường hay thức khuya, ăn uống không điều độ, không hay vận động,… Vậy thì chúc mừng bạn! Bạn đã đến gần hơn với quá trình lão hóa da. Đây là những biểu hiện của việc rối loạn nhịp sinh học, nó không chỉ khiến sức khỏe của bạn yếu đi mà còn khiến làn da của bạn xấu đi trông thấy. Vậy rối loàn nhịp sinh học là gì? Làm cách nào để thiếp lập lịch sinh học để tăng cường sức khỏe làn da? Cùng ekip Dr Tháp Long tìm hiểu ngay!
1. Nhịp sinh học là gì?
Nhịp sinh học của cơ thể, hay còn được gọi là chu kỳ sinh học, là một “chiếc đồng hồ” tự nhiên với chu kỳ 24 giờ quy định thời gian mà các quá trình sinh hóa, sinh lý và hành vi trong cơ thể diễn ra. Chu kỳ này có thể thay đổi và tự điều chỉnh bởi các yếu tố từ bên ngoài như thời gian, thời tiết; từ bên trong như hormone, dinh dưỡng…
Nhịp sinh học của cơ thể có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe, bao gồm giấc ngủ, tâm trạng, hiệu suất vận động, quá trình trao đổi chất và thậm chí là sự phát triển của cơ thể và lão hóa.
2. Rối loạn nhịp sinh học cơ thể ảnh hưởng thế nào đến làn da?
Khi bị rối loạn nhịp sinh học, cơ thể bạn sẽ phát ra các tín hiệu như:
- Khó ngủ và mất ngủ: Người bị rối loạn nhịp sinh học có thể gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ sâu. Họ có thể trải qua nhiều đêm thức dậy hoặc ngủ rất muộn vào ban đêm và khó thức dậy đúng giờ vào buổi sáng.
- Kiệt sức và mệt mỏi: Do thiếu ngủ và không có giấc ngủ đủ giấc, người bị rối loạn nhịp sinh học thường cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi suốt cả ngày.
- Thay đổi thói quen ngủ nghỉ và ăn uống: Rối loạn nhịp sinh học có thể làm thay đổi thói quen ngủ nghỉ và ăn uống của người bệnh, gây ra sự không ổn định trong việc thức dậy và đi ngủ cũng như ăn uống vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
- Thay đổi quá trình trao đổi chất: Rối loạn nhịp sinh học có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, gây ra các vấn đề về sức khỏe như tăng cân, tiểu đường và rối loạn tiêu hóa.
Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến làn da của bạn:
2.1 Tăng tiết dầu
Rối loạn nhịp sinh học có thể làm thay đổi sản xuất dầu tự nhiên của da, quá trình bài tiết dầu trở nên không đều đặn và không cân đối. Điển hình là trong một số trường hợp, rối loạn nhịp sinh học có thể khiến tuyến dầu hoạt động quá mức, dẫn đến tăng tiết dầu trên da. Sự tăng tiết dầu này có thể làm cho da trở nên bóng nhờn, không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ bị tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến lỗ chân lông giãn to, hình thành mụn, trứng cá và quá sản tuyến bã,…
2.2 Gây stress cho da
Sự thay đổi trong chu kỳ sinh học có thể gây ra căng thẳng cho cơ thể, bao gồm cả da. Các tình trạng căng thẳng và lo âu có thể gây ra các vấn đề da như kích ứng, viêm nhiễm và kích thích tăng sản xuất melanin dẫn đến vấn đề về sắc tố da như nám và tàn nhang.
2.3 Lão hóa da
Chu kỳ sinh học không ổn định có thể tác động đến quá trình tái tạo tế bào da một cách tiêu cực. Đối với da, quá trình này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự trẻ trung và khỏe mạnh.
Rối loạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể có thể khiến da không đủ thời gian để thực hiện quá trình tái tạo một cách hiệu quả, khiến cho tế bào da cũ không được loại bỏ đúng cách. Nếu da không có đủ thời gian để phục hồi và tái tạo các tế bào da mới, điều này có thể góp phần vào quá trình lão hóa da. Khi da không thể loại bỏ tế bào da cũ một cách hiệu quả, các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, da không đều màu và mất độ đàn hồi.
Mặt khác, việc ngủ không đủ, không đều, rối loạn thói quen ăn uống cũng làm giảm khả năng giữ nước của làn da, khiến da khô và mất độ ẩm. Điều này có thể àm cho da trở nên khô ráp, khó chịu và xuất hiện các nếp nhăn, khiến gương mặt bạn già nua và mệt mỏi.
2.4 Dễ bị kích ứng với các tác nhân môi trường
Nhịp sinh học không ổn định có thể làm suy yếu hàng rào tự nhiên giúp bảo vệ da, giảm khả năng chống lại các tác nhân môi trường như tia UV, ô nhiễm và các tác nhân gây tổn thương khác. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương da và gây ra các vấn đề da khác khó khắc phục
Tóm lại, rối loạn nhịp sinh học cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề da khác nhau, từ da nhờn đến da khô và kích ứng. Để duy trì làn da khỏe mạnh, cân bằng nhịp sinh học của cơ thể là điều cực kỳ quan trọng.
3. Cách thiết lập nhịp sinh học giúp da khỏe hơn, ngăn ngừa lão hóa
3.1 Tránh ánh sáng xanh trước giờ đi ngủ
Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ là phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ và nhịp sinh học của bạn, giúp da khỏe lên trông thấy. Ánh sáng xanh đặc biệt từ các màn hình sẽ chiều trực tiếp lên vùng da của khuôn mặt, làm giảm sản xuất melatonin – hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến việc mất ngủ và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Do đó, chuyên gia khuyên rằng nên tránh tiếp xúc với ánh sáng từ các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ, giúp cơ thể chuẩn bị cho giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ tự nhiên, giúp da phục hồi và tái tạo sau một ngày làm việc.
3.2 Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho làn da các dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa lão hóa. Bạn nên hạn chế dùng các thức uống kích thích như caffeine, trà vào buổi chiều sau 3 giờ hoặc buổi tối vì chất kích thích sẽ khiến bạn khó ngủ.
Khẩu phần ăn hàng ngày nên bố trí phù hợp vào 3 bữa ăn chính và 1 – 2 bữa ăn phụ, hãy cố gắng tập thói quen ăn nhiều vào buổi sáng và trưa, ăn ít và lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa vào buổi tối. Không nên ăn ngay trước khi đi ngủ vì giấc ngủ của bạn có thể bị ảnh hưởng và năng lượng không được tiêu thụ sẽ tích tụ dưới dạng mỡ thừa.
3.3 Thiết lập thói quen ngủ, nghỉ hợp lý
Thiết lập thói quen ngủ và nghỉ hợp lý là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe và cân bằng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn muốn điều chỉnh lịch ngủ của mình, hãy cố gắng điều chỉnh thời gian đi ngủ sớm hơn 30 phút sau mỗi 2 – 3 ngày. Điều này giúp cơ thể bạn dần dần thích nghi với thời gian ngủ mới mà không gây ra phản ứng sốc cho cơ thể.
Khi đã thiết lập được lịch ngủ mới, hãy cố gắng tuân thủ nó mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ và thức dậy mỗi ngày một cách tự nhiên hơn. Việc ngủ quá lâu hoặc không đều đặn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ra sự mệt mỏi và mất tập trung trong ngày tiếp theo.
Trước khi đi ngủ, hãy tạo điều kiện cho bản thân bạn thư giãn bằng cách tắm nước nóng, uống trà, đọc sách, hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào mang lại cảm giác thoải mái và hạnh phúc. Điều này giúp tạo ra các liên kết tích cực trong não và làm cho quá trình đi vào giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn.
3.4 Vận động, tập thể dục đều đặn
Vận động và tập thể dục đều đặn không chỉ có lợi cho sức khỏe thể chất mà còn giúp cải thiện nhịp sinh học và ngăn ngừa lão hóa da. Nếu bạn chưa quen với việc tập các bộ môn nặng đô như gym, pilates hay đơn giản là bạn không thuộc “tuýp vận động” thì bạn có thể chọn những hoạt động khác nhẹ nhàng và dễ duy trì thói quen hơn như đi bộ, chạy bộ, aerobic, yoga và bơi lội.
Hãy lập kế hoạch vận động vào lịch trình hàng ngày của bạn. Để ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động, hoặc ít nhất 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động vận động mức độ trung bình, không quá nặng nề. Bạn nên kết hợp giữa các hoạt động cardio vào giữa các buổi tập như chạy bộ hoặc đạp xe với các bài tập tăng cường sức mạnh như nâng tạ để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện sức mạnh cơ bắp.
Đừng ngần ngại thử nghiệm các hoạt động mới để tăng sự hứng thú và đa dạng trong thói quen vận động của bạn. Điều này cũng giúp kích thích cơ bắp và hệ thống tim mạch theo nhiều cách khác nhau và dễ dàng duy trì thói quen này hơn.
>> Đọc thêm: Chăm sóc da theo Đồng hồ sinh học làn da: Cách ngăn ngừa lão hóa hiệu quả
Nếu tính chất công việc của bạn thường xuyên khiến bạn bị rối loạn nhịp sinh học, dẫn đến làn da bị lão hóa và dễ kích ứng, nổi mụn, hãy nhấc máy và liên hệ ngay với Thẩm mỹ da Quốc tế Dr Tháp Long để được bác sĩ trực tiếp tư vấn!
Thẩm mỹ Da Quốc tế Dr Tháp Long – 26 Trần Quốc Toản, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hotline: 08 3333 9922 – 08 3333 5522