CHỦ ĐỀ RỤNG TÓC: PHÂN LOẠI CÁC KIỂU RỤNG TÓC BỆNH LÝ
Rụng tóc là hiện tượng bình thường của cơ thể khi đến chu kỳ thoái triển để bắt đầu một chu kỳ mới. Tuy nhiên, nếu bạn bị rụng tóc quá nhiều, dẫn đến tình trạng tóc ngày càng mỏng, thưa và ít dần đi khiến bạn trở nên lo lắng và tự ti thì có thể đã trở thành rụng tóc bệnh lý. Ekip Dr Tháp Long sẽ cung cấp những thông tin từ tổng quát đến chi tiết về vấn đề này qua những bài viết về chủ đề “Rụng tóc” dưới dây.
Thế nào được gọi là Rụng tóc?
Một chu kỳ phát triển của tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn tăng trưởng (giai đoạn anagen): thường kéo dài trong vài năm
Giai đoạn biến đổi (giai đoạn catagen)
Giai đoạn nghỉ ngơi (giai đoạn telogen) thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Trong giai đoạn này, tóc bắt đầu thoái triển và rụng đi để bắt đầu một chu kỳ phát triển mới.
Tóc bạn có thể rụng hàng ngày nếu đang ở giai đoạn telogen, và đây cũng là hiện tượng rụng tóc bình thường của cơ thể. Số lượng tóc rụng bình thường từ 100 – 150 sợi/ 1 ngày. Tuy nhiên, nếu lượng tóc rụng vượt quá mức này mà không có dấu hiệu mọc trở lại, tóc trở nên thưa và mỏng hoặc xuất hiện những mảng hói thì có thể bạn đang gặp phải trường hợp rụng tóc bệnh lý và cần được điều trị.
Có bao nhiêu loại rụng tóc bệnh lý?
Theo phân loại của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, rụng tóc bệnh lý phổ biến được chia thành các kiểu sau:
Rụng tóc từng vùng (Alopecia areata)
Rụng tóc từng vùng là hiện tượng cơ thể tấn công các nang tóc của chính nó (nơi mọc ra tóc) và có thể gây rụng tóc ở bất cứ vùng nào trên cơ thể. Hiện tượng bệnh lý này không lây lan, người bị rụng tóc từng vùng hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, rụng tóc từng vùng có xu hướng không thể đoán trước. Tóc có thể mọc lại mà không cần điều trị. Ngoài ra, chứng rụng tóc từng vùng có thể ảnh hưởng đến móng, bạn có thể thấy vết lõm, đường gờ hoặc móng dễ gãy.
Rụng tóc từng vùng thường xảy ra khi nào?
Hiện tượng này có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân gặp phải từ giai đoạn thơ ấu hoặc tuổi thiếu niên. Khoảng một nửa trong số họ thấy tóc mọc lại trong vòng 12 tháng mà không cần điều trị.
Rụng tóc từng vùng có tính di truyền không?
Nếu trong gia đình bạn có cha mẹ hoặc người thân có quan hệ huyết thống bị (hoặc đã có) chứng rụng tóc từng vùng, thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Các mức độ của rụng tóc từng vùng:
Rụng tóc xảy ra ở từng vùng: ví dụ điển hình là chứng hói đầu một phần. Chứng hói đầu này có thể phát triển ở bất cứ đâu trên cơ thể, bao gồm da đầu, vùng râu, lông mày, lông mi, nách, bên trong mũi hoặc tai.
Rụng tóc toàn bộ tại vùng đầu: Người bệnh mất hết tóc trên da đầu, vì vậy da đầu bị hói hoàn toàn.
Rụng tóc hoàn toàn: người bệnh bị rụng hết tóc, khiến toàn bộ cơ thể không có lông. Trường hợp này thường rất hiếm.
Rụng tóc vảy trung tâm (Central centrifugal cicatricial alopecia – CCCA)
Rụng tóc vảy trung tâm là gì? Đây là một loại rụng tóc có thể gây rụng tóc vĩnh viễn diễn ra ở vùng đỉnh đầu. Bệnh lý rụng tóc này cần được điều trị để giảm ngăn ngừa rụng tóc vĩnh viễn. Loại rụng tóc này thường bắt đầu ở trung tâm đỉnh đầu dưới dạng một mảng tròn nhỏ, tạo thành vùng hói và lớn dần theo thời gian. Nếu bạn bị rụng tóc kiểu này, bạn cần điều trị sớm nhằm ngăn ngừa hiện tượng gây rụng tóc vĩnh viễn hơn.
Rụng tóc vảy trung tâm có thể điều trị dứt điểm không?
Bạn có cải thiện tình trạng này nếu điều trị sớm trước khi các nang lông hình thành sẹo. Một khi nang tóc bị sẹo hoàn toàn, việc điều trị để tóc mọc lại trở nên khó khăn và khả năng rụng tóc là vĩnh viễn. Quá trình điều trị sớm có thể giúp tóc bạn hồi phục sớm hơn. Ngoài ra, việc điều trị sớm là cần thiết vì bệnh này phá hủy các nang lông, là những lỗ chân lông nhỏ (hoặc khe hở) trên da đầu mà từ đó tóc bạn mọc ra. Khi nang lông bị phá hủy, nó sẽ bị thay thế bằng mô sẹo. Đây là lý do tại sao rụng tóc có thể là vĩnh viễn và không phục hồi lại được.
Mặc dù điều trị không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả và khiến mọc lại tóc, nhưng việc điều trị có thể ngăn tình trạng phá hủy nhiều nang tóc hơn. Điều này có nghĩa là mảng tóc rụng của bạn có thể giữ nguyên kích thước thay vì lớn dần. Nếu không được điều trị, tình trạng này thường tiếp tục phá hủy các nang tóc và mảng tóc rụng trở nên lớn hơn dẫn đến bao phủ hầu hết da đầu.
Rụng tóc nội tiết tố nữ (Female Pattern Hair Loss – FPHL)
Rụng tóc nội tiết tố nữ là tình trạng rất phổ biến đối với phụ nữ ở độ tuổi trung niên từ 40 – 50 hoặc 60 tuổi, một số trường hợp cá biệt thì xuất hiện ở cả những bạn nữ trẻ tuổi. Tình trạng này thường được các khách hàng nữ chia sẻ là tóc họ ngày một mỏng đi và thưa hơn. Mặc dù tình trạng này không gây ra hiện tượng rụng hết như ở nam giới nhưng lượng tóc rụng sẽ ngày một nhiều hơn và thậm chí nhìn rất rõ phần da đầu. Điều trị có thể ngăn tình trạng rụng tóc trở nên trầm trọng hơn và giúp phụ nữ mọc lại tóc. Điều trị mang lại kết quả tốt nhất khi bắt đầu khi có dấu hiệu rụng tóc đầu tiên.
Điều gì gây ra rụng tóc nội tiết tố nữ?
Câu trả lời chính là di truyền. Nếu bạn có mẹ bị tình trạng này thì bạn hoàn toàn có thể bị. Tình trạng này đặc biệt phổ biến hơn sau khi mãn kinh, nên sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể đóng vai trò gây ra tình trạng này.
Có thể điều trị tình trạng rụng tóc nội tiết tố ở nữ không?
Hiện tại, các bác sĩ da liễu có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị rụng tóc ở nữ giới. Một số phương pháp và loại thuốc được sử dụng phổ biến như:
Minoxidil: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt loại thuốc này trong điều trị rụng tóc ở nữ giới mà không cần kê đơn. Ngày nay, đây là phương pháp điều trị được khuyên dùng nhiều nhất cho FPHL. Các sản phẩm có chứa minoxidil 2% hoặc 5% đã được phê duyệt để điều trị FPHL. Ngoài ra, bác sĩ da liễu có thể kê đơn một trong những loại thuốc điều trị FPHL. Tuy nhiên, với bất kỳ loại thuốc nào, tác dụng phụ đều có thể xảy ra. Bạn cần được khám và tư vấn trực tiếp bới các bác sĩ da liễu có chuyên môn sâu về vấn đề này để được điều trị phù hợp.
Cấy tóc: Từ lâu đã được sử dụng để điều trị chứng rụng tóc ở nam giới, cấy tóc có thể là một lựa chọn cho một số phụ nữ mắc FPHL. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với việc cấy ghép tóc. Nếu tóc trên da đầu của bạn thưa thớt, bạn có thể không có đủ tóc khỏe để cấy ghép.
Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu: Liệu pháp này sử dụng máu của chính bạn. Sau khi lấy máu, máu được đặt vào một máy tách máu thành các thành phần khác nhau. Tiểu cầu, một loại tế bào máu, được xử lý và tiêm vào da đầu của bạn nhằm kích thích các tế bào của bạn mọc tóc.
Thực phẩm bổ sung: bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa biotin và axit folic, các sản phẩm bổ sung axit béo omega-3, axit béo omega-6 và chất chống oxy hóa.
Sử dụng các loại dầu gội có thành phần thiên nhiên, giúp tóc giữ ẩm, giúp tóc trông đầy đặn và dày hơn
Rụng tóc nội tiết tố nam (Male Pattern Hair Loss – MPHL)
Nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở nam giới – rụng tóc nội tiết tố nam có thể bắt đầu sớm. Đôi khi, nó bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi đôi mươi của bạn. Ở độ tuổi 50, hơn một nửa số đàn ông da trắng có dấu hiệu rõ ràng của chứng rụng tóc kiểu nam giới như tóc mỏng đi rõ rệt, chân tóc lõm hoặc hói.
Chứng rụng tóc nội tiết tố nam có xu hướng phát triển chậ, bắt đầu bằng hiện tượng chân tóc lõm xuống hoặc điểm hói trên đỉnh đầu, kiểu rụng tóc này có thể khiến tóc mỏng và rụng trong nhiều năm. Mặc dù bạn không cần phải điều trị loại rụng tóc này nhưng vẫn có các lựa chọn điều trị. Việc điều trị có thể làm giảm tình trạng rụng tóc thêm và một số nam giới sẽ mọc lại một ít tóc.
Rụng tóc nội tiết tố nam có thể được điều trị gần giống như các phương pháp điều trị rụng tóc nội tiết tố ở nữ. Bạn cần tìm đến các bác sĩ da liễu có chuyên môn để được khám và tư vấn trực tiếp, cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với bạn.
Thẩm mỹ Da Quốc tế Dr Tháp Long – 26 Trần Quốc Toản, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hotline: 08 3333 9922 – 08 3333 5522