Phụ Nữ Nuôi Con Nhỏ Thời Covid 19: Những Câu Hỏi Về Vắc Xin!
Phụ nữ nuôi con nhỏ thời Covid 19 – cụ thể là với vấn đề vắc xin, có những câu hỏi nào cần giải đáp? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
1. Phụ nữ nuôi con nhỏ (cụ thể là cho con bú) có được tiêm vắcxin ngừa COVID-19 không?
Có, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm được vắc xin ngừa COVID-19 nếu vắc xin có sẵn.
Tất cả vắc xin được phê duyệt hiện nay không sử dụng vi rút còn sống, do đó không có nguy cơ lây nhiễm vi rút sang trẻ qua sữa mẹ.
Một số bằng chứng cho thấy, sau khi tiêm vắc xin, các kháng thể được tìm thấy trong sữa mẹ, vì vậy thể giúp bảo vệ trẻ chống lại COVID-19.
2. COVID-19 có thể lây nhiễm qua qua việc cho trẻ bú sữa mẹ không?
Cho đến nay, việc lây truyền vi rút gây bệnh COVID-19 qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ vẫn chưa được phát hiện. Do vậy, không có lý do gì để không cho hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.
3 Ở những nơi mà COVID-19 đang lưu hành, những người nuôi con nhỏ có nên cho trẻ bú mẹ không?
Có. Ở tất cả các nơi với điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau, nuôi con bằng sữa mẹ giúp cải thiện tỷ lệ sống sót và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trong suốt cuộc đời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện sức khỏe của các bà mẹ.
4. Sau khi sinh, có nên đặt trẻ da kề da ngay lập tức và cho bú sữa mẹ nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19?
Có. Thực hiện da kề da ngay lập tức và liên tục, bao gồm cả chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, nhằm cải thiện việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ sơ sinh. Điều này giúp tăng cường khả năng sống sót của trẻ sơ sinh. Đặt trẻ sơ sinh gần mẹ cũng giúp cho trẻ được bú mẹ sớm hơn dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong.
Những lợi ích của việc tiếp xúc da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ về cơ bản vượt trội so với nguy cơ có thể của việc lây truyền và bệnh tật liên quan đến COVID-19.
5. Nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 thì có nên cho trẻ bú không?
Có. Người mẹ mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 có thể cho trẻ bú nếu người mẹ muốn.
Người mẹ nên thực hiện 1 số điều sau:
• Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ;
• Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú;
• Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại;
• Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.
Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không nên tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.
6. Nếu người mẹ được chẩn đoán xác đinh hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 mà không có khẩu trang y tế thì có nên cho trẻ bú không?
Có. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trí não trong suốt đời trẻ.
Các bà mẹ có các triệu chứng của COVID-19 nên đeo khẩu trang y tế, nhưng ngay cả khi không có khẩu trang y tế, vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú. Các bà mẹ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khác, như rửa tay, vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc, sử dụng khăn giấy che miệng khi hắt hơi hoặc ho.
Khẩu trang loại khác không phải khẩu trang y tế (ví dụ khẩu trang tự chế hoặc khẩu trang vải) chưa được đánh giá. Tại thời điểm này, chúng tôi không thể đưa ra khuyến nghị nên hoặc không nên sử dụng những loại khẩu trang này.
7. Tôi được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và tôi cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp. Tôi nên làm gì?
Nếu bạn cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ do COVID-19 hoặc do các biến chứng khác, bạn cần được hỗ trợ để cung cấp sữa cho trẻ theo cách sẵn có, an toàn nhất có thể, và bạn có thể thực hiện được.
Các phương pháp đó là:
• Vắt sữa mẹ;
• Ngân hàng sữa mẹ
Nếu việc vắt sữa mẹ hoặc ngân hàng sữa mẹ không khả thi thì nên cân nhắc đến phương pháp “bú nhờ” (cho con bú bằng sữa bà mẹ khác) hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh cùng với các biện pháp đảm bảo tính khả thi, đúng cách, an toàn và bền vững.
8. Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và không thể cho trẻ bú, khi nào tôi có thể bắt đầu cho trẻ bú lại?
Bạn có thể bắt đầu cho trẻ bú ngay khi bạn cảm thấy đủ khỏe mạnh để làm việc này. Không có khoảng thời gian chờ cố định nào sau khi xác định mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19. Không có bằng chứng cho thấy việc cho trẻ bú làm thay đổi quá trình diễn biến lâm sàng của bà mẹ mắc COVID-19. Cán bộ y tế hoặc cán bộ tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cần hỗ trợ để bạn cho con bú lại.
9. Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19, cho con tôi uống sữa công thức có an toàn hơn không?
Không. Luôn có những nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống sữa công thức ở bất cứ môi trường nào. Các nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ uống sữa công thức sẽ tăng lên nếu điều kiện của gia đình và cộng đồng còn hạn chế, ví dụ trường hợp khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế hạn chế mà trẻ không được khỏe, tiếp cận nước sạch và/hoặc việc tiếp cận nguồn cung sữa công thức cho trẻ còn khó khăn hay không đảm bảo về giá cả và tính bền vững.
Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ về cơ bản vượt trội nguy cơ có thể của lây nhiễm và bệnh tật liên quan đến COVID-19.
Cho đến nay, việc lây truyền vi rút gây bệnh COVID-19 qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ vẫn chưa được phát hiện. Do vậy, không có lý do gì để không cho hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.
10. Ở những nơi mà COVID-19 đang lưu hành, các bà mẹ có nên cho trẻ bú mẹ không?
Có. Ở tất cả các nơi với điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau, nuôi con bằng sữa mẹ giúp cải thiện tỷ lệ sống sót và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trong suốt cuộc đời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện sức khỏe của các bà mẹ.
11. Tôi được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và tôi cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp. Tôi nên làm gì?
Nếu bạn cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ do COVID-19 hoặc do các biến chứng khác, bạn cần được hỗ trợ để cung cấp sữa cho trẻ theo cách sẵn có, an toàn nhất có thể, và bạn có thể thực hiện được.
Các phương pháp đó là:
• Vắt sữa mẹ;
• Ngân hàng sữa mẹ
Nếu việc vắt sữa mẹ hoặc ngân hàng sữa mẹ không khả thi thì nên cân nhắc đến phương pháp “bú nhờ” (cho con bú bằng sữa bà mẹ khác) hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh cùng với các biện pháp đảm bảo tính khả thi, đúng cách, an toàn và bền vững.
12. Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và không thể cho trẻ bú, khi nào tôi có thể bắt đầu cho trẻ bú lại?
Bạn có thể bắt đầu cho trẻ bú ngay khi bạn cảm thấy đủ khỏe mạnh để làm việc này. Không có khoảng thời gian chờ cố định nào sau khi xác định mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19. Không có bằng chứng cho thấy việc cho trẻ bú làm thay đổi quá trình diễn biến lâm sàng của bà mẹ mắc COVID-19. Cán bộ y tế hoặc cán bộ tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cần hỗ trợ để bạn cho con bú lại.
13. Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19, cho con tôi uống sữa công thức có an toàn hơn không?
Không. Luôn có những nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống sữa công thức ở bất cứ môi trường nào. Các nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ uống sữa công thức sẽ tăng lên nếu điều kiện của gia đình và cộng đồng còn hạn chế, ví dụ trường hợp khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế hạn chế mà trẻ không được khỏe, tiếp cận nước sạch và/hoặc việc tiếp cận nguồn cung sữa công thức cho trẻ còn khó khăn hay không đảm bảo về giá cả và tính bền vững.
Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ về cơ bản vượt trội nguy cơ có thể của lây nhiễm và bệnh tật liên quan đến COVID-19.
Nguồn tham khảo: Fanpage WHO Việt Nam
Dr Tháp Long – Nghệ nhân căng chỉ hàng đầu Đông Nam Á, một trong những người đi đầu dịch vụ Căng da mặt bằng chỉ Collagen đã có kinh nghiệm điêu khắc hàng nghìn khuôn mặt cho khách hàng trong nước và quốc tế. Với những lối căng chỉ chuyên nghiệp – uy tín đã được khẳng định; đồng thời kết hợp phong cách Á – Âu linh hoạt, chắc chắn Dr Tháp Long sẽ đưa lại cho khách nhan sắc trẻ hơn tuổi thật, không đau hay khó chịu trong quá trình thực hiện.