Mụn bọc xuất hiện dày đặc trên da. Có nên nặn không?
Mụn bọc, một dạng mụn viêm nghiêm trọng và khó chịu, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây đau nhức và để lại sẹo lâu dài nếu không được xử lý đúng cách. Khác với mụn trứng cá thông thường, mụn bọc xuất hiện sẽ hình thành sâu dưới da, phát triển thành các nốt lớn, sưng đỏ và thường chứa mủ. Nhận được rất nhiều câu hỏi từ khách hàng, hôm nay ekip Dr Tháp Long sẽ cùng phân tích về trạng thái mụn bọc và các mẹo chăm sóc da cơ bản khi bị mụn nhé!
1. Mụn bọc là gì? Mụn bọc xuất hiện có thể tự xẹp không?
Mụn bọc là tình trạng mụn viêm lớn, sần và có nốt mụn (nốt nang). Các nốt mụn phát triển sâu dưới da, lan rộng và có kích thước lớn. Mụn bọc cũng có thể tiến triển nung mủ và có thể gây áp xe, các ổ áp xe có thể thông nhau và tạo thành ổ to hơn , hoặc tạo thành “đường hầm” dưới da. Mủ chảy ra có mùi hôi.
Mụn bọc thường nổi lên ở trên vai, ngực, cánh tay trên, mông, mặt và đùi. Khác với các loại mụn khác, mụn bọc không thể tự xẹp. Đây là ổ viêm đã hình thành do tắc nghẽn lỗ chân lông nên vi khuẩn không thể thoát ra ngoài, vì vậy cần can thiệp điều trị kịp thời. Càng để lâu, mụn càng chai, điều trị cũng ngày càng khó khăn, nguy cơ để lại sẹo trên da cao hơn.
Điều trị mụn bọc nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ da liễu. Có nhiều phương pháp điều trị y tế hiệu quả, từ việc sử dụng thuốc uống, thuốc bôi đến các thủ thuật y khoa giúp giảm viêm, ngăn ngừa sẹo và cải thiện tình trạng da.
2. Có nên nặn mụn bọc không?
Nặn mụn bọc có thể gây ra nhiều rủi ro và hậu quả nghiêm trọng cho làn da. Dưới đây là những lý do tại sao bạn không nên tự ý nặn mụn bọc, đặc biệt là khi mụn chưa “già”:
- Nguy cơ nhiễm trùng: Khi mụn bọc bị nặn không đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương hở, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và lan rộng.
- Gây sẹo: Nặn mụn bọc có thể làm tổn thương cấu trúc da, dẫn đến sẹo lõm, sẹo lồi hoặc thâm nám vĩnh viễn.
- Kéo dài quá trình viêm: Việc nặn mụn có thể gây tổn thương thêm cho da, kéo dài quá trình viêm nhiễm và làm chậm quá trình lành tự nhiên của da.
- Làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn: Áp lực từ việc nặn có thể đẩy vi khuẩn và mủ sâu hơn vào da, gây ra các ổ viêm mới hoặc làm mụn lan rộng.
Nếu mụn bọc đã “chín” (có nghĩa là mủ đã tập trung dưới bề mặt da và có thể dễ dàng được loại bỏ mà không gây đau hay tổn thương thêm), bạn có thể nhờ đến các chuyên gia da liễu hoặc kỹ thuật viên thẩm mỹ để được nặn mụn đúng cách và an toàn.
Đối với mụn không viêm như mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng, bạn có thể cân nhắc việc tự nặn mụn tại nhà nếu nhân mụn nằm gần bề mặt da và dễ dàng lấy ra. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng quy trình vệ sinh và dụng cụ để tránh gây nhiễm trùng hoặc tổn thương cho da.
3. Nguyên nhân gây ra mụn bọc
Mụn bọc thường bắt đầu ở dạng mụn trứng cá điển hình, dần trở nên nặng hơn. Đôi khi mụn xuất hiện khá đột ngột, rất lâu sau khi lần nổi mụn trước đó đã trị khỏi. Mụn bọc thường xuất hiện bởi các nguyên nhân như:
- Phản ứng quá mức với vi khuẩn P. acnes: Cơ thể có thể phản ứng mạnh mẽ với sự hiện diện của vi khuẩn Propionibacterium acnes, dẫn đến viêm nhiễm sâu và hình thành mụn bọc.
- Yếu tố giới tính: Mụn bọc thường gặp nhiều hơn ở nam giới, đặc biệt là nam giới da trắng trong độ tuổi 20-30. Mụn bọc ở nam giới có xu hướng phát triển và kéo dài nhiều năm, trong khi ở phụ nữ và trẻ em, tình trạng này ít phổ biến hơn.
- Hormone: Sự biến động hormone, đặc biệt là testosterone, thường là nguyên nhân gây ra mụn bọc. Điều này giải thích tại sao mụn bọc thường xảy ra ở nam giới. Ngoài ra, hormone androgen và thuốc điều trị nội tiết tố cũng có thể kích hoạt sự phát triển của mụn bọc. Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng có nguy cơ cao phát triển mụn bọc.
- Steroid đồng hóa: Đối với những người tập thể hình thì thường sử dụng steroid đồng hóa để cải thiện thể chất. Nhưng chất này có thể bị mụn trứng cá nghiêm trọng, bao gồm mụn bọc. Nếu bạn đang sử dụng steroid và gặp phải vấn đề về mụn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm giải pháp điều trị thích hợp.
- Di truyền: Mụn trứng cá có tính chất di truyền, đặc biệt là các dạng nặng như mụn bọc. Những người có người thân mắc mụn bọc thường có nguy cơ cao hơn. Ngoài ra, mụn bọc cũng có thể liên quan đến các tình trạng da khác như viêm tuyến mồ hôi có mủ và viêm da mủ hoại thư.
4. Cách chăm sóc da khi bị mụn bọc an toàn – hiệu quả
Chăm sóc da đúng cách khi bị mụn bọc là yếu tố quan trọng để giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương và hỗ trợ quá trình lành da. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc da hiệu quả:
4.1 Làm sạch da nhẹ nhàng
Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không gây kích ứng để làm sạch da hai lần mỗi ngày. Tránh các sản phẩm có chứa cồn hoặc chất tẩy rửa mạnh, vì chúng có thể làm da khô và kích ứng thêm.
4.2 Sử dụng sản phẩm điều trị mụn
Các sản phẩm chứa thành phần chống viêm như benzoyl peroxide, axit salicylic hoặc retinoid có thể giúp giảm sưng và ngăn ngừa mụn mới hình thành. Tuy nhiên, nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
4.3 Tránh chạm tay vào mặt và Dưỡng ẩm đầy đủ
Tay chứa nhiều vi khuẩn và dầu, khi chạm vào mặt có thể truyền vi khuẩn và dầu lên da, làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
Sử dụng kem dưỡng ẩm không gây bít lỗ chân lông để giữ da mềm mại và ngăn ngừa sự mất nước. Đối với da dầu, nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm dạng gel hoặc nước để tránh gây bí da.
4.4 Bảo vệ da khỏi ánh nắng
Ánh nắng mặt trời là một trong những tác nhân lớn gây hại cho da, đặc biệt là đối với làn da đang bị mụn bọc. Tiếp xúc với tia UV không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư da mà còn có thể khiến tình trạng mụn bọc trở nên nghiêm trọng hơn, làm chậm quá trình lành da và gây thâm nám, sẹo mụn. Bởi vậy sử dụng kem chống nắng không gây mụn và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng là rất quan trọng.
Bạn nên chọn sử dụng các sản phẩm kem chống nắng phổ rộng (Broad-spectrum) và có chỉ số SPF từ 30 trở lên để đảm bảo bảo vệ da chống lại cả tia UVA và UVB. Bôi kem trước khi ra ngoài 20-30 phút và dặm lại thường xuyên mỗi 2-4 tiếng.
4.5 Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Uống đủ nước, ăn nhiều rau quả, tránh thức ăn có nhiều đường và chất béo có thể cải thiện tình trạng da. Đảm bảo ngủ đủ giấc và quản lý căng thẳng cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát mụn bọc.
4.6 Tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ da liễu
Trong trường hợp mụn bọc nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau khi tự chăm sóc tại nhà, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia da liễu. Họ sẽ giúp bạn lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, giúp bạn duy trì làn da khỏe mạnh và tự tin.
Việc điều trị mụn bọc đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ các biện pháp chăm sóc da đúng cách. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia y tế để đảm bảo bạn có được làn da khỏe mạnh và tránh được các biến chứng không mong muốn từ mụn bọc. Nếu bạn đang cần tư vấn da liễu cùng bác sĩ thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Thẩm mỹ da Quốc tế Dr Tháp Long.
Thẩm mỹ Da Quốc tế Dr Tháp Long – 26 Trần Quốc Toản, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hotline: 08 3333 9922 – 08 3333 5522