Cách chọn kem chống nắng cho trẻ an toàn và lành tính
Mùa hè đã đến, thời tiết nắng gắt và khắc nghiệt hơn, nhiều cha mẹ tự hỏi, có nên thoa kem chống nắng cho trẻ không? Liệu bôi kem chống nắng sớm cho con có tốt không? Cùng Thẩm mỹ da quốc tế Dr Tháp Long tìm hiểu các thành phần chống nắng an toàn với bé và các tips thoa kem chống nắng hiệu quả, bảo vệ con trong mùa hè này!
1. Có nên bôi kem chống nắng cho trẻ không? Trẻ con có thực sự cần kem chống nắng?
Hiện nay, nhiều cha mẹ đưa ra quan điểm rằng, việc bôi kem chống nắng cho trẻ nhỏ là chưa thực sự cần thiết vì cha mẹ đã che chắn và hạn chế con ra ngoài. Nhưng thực tế, da trẻ rất nhạy cảm với ánh nắng, đặc biệt là tia tử ngoại UVA và UVB. Các nhà khoa học cho rằng, da của trẻ chỉ dày bằng 1/5 da người lớn, lớp sừng bên ngoài cùng của biểu bì cũng mỏng manh hơn, tế bào sắp xếp ít chặt chẽ hơn, hắc tố bào chưa phát triển đầy đủ. Việc duy trì độ ẩm ở da của trẻ cũng như chức năng bảo vệ da trước tác động của môi trường vẫn chưa hoàn thiện tối đa dẫn đến nhạy cảm với các tia UV.
Tác động từ ánh nắng mặt trời không chỉ khiến làn da mỏng manh của bé dễ tổn thương hơn, bỏng rát, thâm sạm mà còn nguy hiểm hơn là ung thư da. Theo chuyên gia da liễu, nếu để da của trẻ bị cháy nắng sẽ có nguy cơ gây ung thư da khi lớn hơn. Những vết cháy nắng ở trẻ nhỏ thực sự nguy hiểm hơn nhiều so với cháy nắng ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ da của trẻ dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
Do đó, việc sử dụng kem chống nắng cho bé, giúp bảo vệ làn da của bé trước tác động của ánh nắng mặt trời hoàn toàn là điều cần thiết và quan trọng. Mọi độ tuổi đều có thể sử dụng kem chống nắng nhưng với các khuyến cáo khác nhau:
- Với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng: Trẻ dưới 6 tháng không nên sử dụng kem chống nắng nếu như chưa tham vấn và có chỉ định của bác sĩ. Cách tốt nhất đối với để bảo vệ trẻ là mang quần áo chống nắng và luôn giữ trẻ trong bóng râm.
- Với trẻ từ 6 tháng trở lên: Bé từ 6 tháng tuổi trở lên khi ra ngoài nên được che chắn làn da cẩn thận, thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 – 50 để bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời.
2. Cách chọn kem chống nắng an toàn và lành tính cho bé
2.1 Các thành phần kem chống nắng phù hợp với trẻ nhỏ
Khi lựa chọn các sản phẩm kem chống nắng an toàn và lành tính với trẻ, cha mẹ cần lưu ý kỹ càng về các thành phần trong kem. Một sản phẩm kem chống nắng phù hớp với trẻ cần đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
Thành phần hoạt tính có trong kem chống nắng
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, kem chống nắng vật lý với thành phần chống nắng khoáng chất là oxit kẽm và titanium dioxide, là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ làn da của bé trước cả tia UVA và UVB đồng thời đảm bảo an toàn, nhẹ nhàng với làn da của bé.
Nên tránh chọn kem chống nắng có chứa thành phần hóa học dễ gây tổn thương cho làn da của bé. Đặc biệt là kem chống nắng có chứa thành phần oxybenzone, có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của bé.
Chỉ số chống nắng thế nào là phù hợp với trẻ?
Tương tự như khi chọn kem chống nắng cho người lớn, khi tìm kiếm kem chống nắng cho trẻ em, bạn nên ưu tiên các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF tối thiểu từ 30 trở lên. Kèm theo đó là khả năng chống nắng quang phổ rộng, có thể bảo vệ da bé trước cả tia UVA và UVB.
Loại kem chống nắng tốt nhất để sử dụng cho bé
Kem chống nắng trẻ em cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, từ dạng xịt, dạng thanh lăn cho đến dạng kem truyền thống.
Kem chống nắng dạng xịt có thể thuận tiện sử dụng với trẻ nhỏ mới biết đi, tuy nhiên khi xít lên da của bé có thể sẽ không bao phủ đồng đều nên vẫn cần cha mẹ thoa lên da để có khả năng che phủ và bảo vệ hiệu quả. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường hiểu động và bạn khó có thể đảm bảo xịt đều kem chống nắng cho bé. Việc bé hít phải kem chống nắng cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên cha mẹ cân nhắc hạn chế sử dụng loại xịt.
Kem chống nắng dạng kem mặc dù sẽ mất nhiều thời gian hơn để thoa đều trên làn da của bé nhưng lại có thể đảm bảo da bé được che phủ đầy đủ và cho hiệu quả bảo vệ da tối ưu nhất.
Kem chống nắng dạng thanh lăn được đánh giá là tiện và hợp vệ sinh nhất khi tay của cha mẹ không cần tiếp xúc trực tiếp lên da của con. Loại thanh lăn thường được cha mẹ sử dụng khi mang theo cùng con lúc đi chơi và dã ngoại, cần ra ngoài nhiều.
Ngoài ra, tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm kem chống nắng cho bé được bổ sung thêm khả năng chống thấm nước, chống thấm mồ hôi. Mỗi loại sẽ phù hợp để bảo vệ làn da của bé trong những hoạt động ngoài trời đổ mồ hôi nhiều, đi bơi hoặc đi du lịch.
2.2 Các tips thoa kem chống nắng hiệu quả cho bé
Chú ý về lượng kem bôi
Thông thường, bạn nên lấy một lượng khoảng 2 đốt ngón tay của người lớn để bôi đều kem lên cơ thể của bé. Khi sử dụng, hãy đảm bảo thoa đủ lượng kem chống nắng lên toàn bộ vùng da của bé, bao gồm cả mặt, cổ, tay và chân.
Kem chống nắng không chỉ có loại bôi mà còn có dạng xịt, và cũng tương tự như bôi, cần đảm bảo xịt đủ một lượng cho khắp làn da của bé. Khi dùng kem chống nắng cho trẻ, dù là bôi hay xịt, cha mẹ nên chú ý không bôi hoặc xịt trực tiếp lên da mà hãy thoa vào 2 lòng bàn tay trước sau đó xoa đều và bôi nhẹ nhàng lên khắp làn da bé. Nếu dùng loại kem chống nắng dạng xịt có thể xịt trực tiếp lên người, còn vùng mặt trẻ thì cha mẹ nên xịt ra tay trước sau đó mới thoa lên da bé.
Cha mẹ nên nhớ, trẻ cần dùng kem chống nắng hàng ngày, kể cả khi trời mưa mát vì 80% tia UV vẫn làm hại da của trẻ.
Lưu ý vùng bôi kem chống nắng cho trẻ
Một số vùng quan trọng mà bạn cần chú ý khi bôi kem chống nắng cho trẻ:
- Mặt và cổ: Vùng mặt và cổ của trẻ là những bộ phận da rất nhạy cảm và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Cần đảm bảo bôi kem chống nắng một cách đầy đủ và đều đặn trên vùng này, bao gồm cả phần dưới của cằm và cổ.
- Cánh tay và chân: Vùng da ở phần da ngoài của tay, nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng và phải hoạt động nhiểu, cần được bôi kem chống nắng cẩn thận.
- Vùng lưng và vai: Dù thường được che phủ bởi quần áo, nhưng vùng lưng và vai của trẻ cũng cần được bảo vệ khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.
- Vùng da bị che khuất: Đây là những vùng da không thường xuyên tiếp xúc ngoài ánh nắng như mặt dưới của cánh tay và chân. Việc thoa kem chống nắng vào những vùng này không thực sự cần thiết nhưng bạn có thể cân nhắc nếu trẻ ra ngoài chơi hoặc trong trường hợp phải vận động nhiều ngoài nắng.
Nếu trẻ bị viêm da cơ địa/kích ứng da thì nên bôi gì khi đi biển
Khi trẻ em bị viêm da cơ địa hoặc kích ứng da, việc chăm sóc da khi đi biển trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số gợi ý để bảo vệ da của trẻ khi đi biển trong trường hợp này:
- Chọn kem chống nắng dành cho da nhạy cảm: Chọn sản phẩm kem chống nắng không chứa hóa chất gây kích ứng như oxybenzone, avobenzone và octocrylene. Thay vào đó, chọn kem chống nắng với thành phần dịu nhẹ như oxít kẽm và titan dioxit, được biết đến là an toàn và hiệu quả cho da nhạy cảm. Khi đi biển, cần bôi 2 lớp kem chống nắng để tránh bị trôi, bảo vệ làn da cho trẻ.
- Chọn sản phẩm chứa thành phần làm dịu da: Chọn kem chống nắng có chứa các thành phần làm dịu da như aloe vera, cam thảo hoặc chiết xuất từ hoa cúc để giúp làm dịu và làm mát da, đồng thời giảm tình trạng viêm da và kích ứng.
- Kiểm tra trước khi sử dụng: Trước khi sử dụng kem chống nắng, hãy thử thoa trên một vùng nhỏ của da trẻ để đảm bảo không gây kích ứng.
- Bảo vệ da một cách toàn diện: Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, hãy đảm bảo trẻ mặc quần áo chống nắng, đội nón rộng vàng và tránh ánh nắng mặt trời vào thời gian nắng gắt, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để đảm bảo sự an toàn và phù hợp cho da của trẻ trong tình huống này.
Có cần dặm lại kem chống nắng cho trẻ trong ngày không?
Kem chống nắng chỉ hoạt động hiệu quả trên da trong một thời gian nhất định, cách 2 tiếng bạn cần bôi lại một lần và bôi trước khi ra ngoài nắng 30 phút. Sau khi bé ra mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước bạn cũng cần dặm lại kem chống nắng cho trẻ.
3. Những lưu ý giúp cha mẹ bảo vệ con trước các tác động của ánh nắng
Để giữ cho con bạn an toàn khi ở ngoài trời, các bác sĩ da liễu khuyên bạn những lời khuyên sau:
3.1 Hạn chế để trẻ em ra ngoài nắng – Luôn giữ trẻ trong bóng râm
Bóng râm là cách tốt nhất để che chắn cho bé khỏi ánh nắng mặt trời, đặc biệt nếu bé dưới sáu tháng tuổi. Giữ em bé trong bóng râm càng lâu càng tốt. Trong trường hợp môi trường bạn đứng không có bóng râm, hãy sử dụng ô, mái che hoặc mui xe đẩy để che chắn cho bé.
Cho bé mặc quần áo chống nắng, chẳng hạn như áo sơ mi và quần dài tay, nhẹ. Ngoài ra, hãy đảm bảo bé luôn đội mũ rộng vành và đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím.
3.2 Tránh các khung giờ có nắng gắt
Cha mẹ không nên cho trẻ chạy nhảy, bơi lội vào thời điểm nắng gay gắt để phòng cháy da, cũng phòng các nguy cơ cảm nắng cho trẻ. Cần hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời từ 10 giờ đến 16 giờ hằng ngày, bởi đây là thời điểm tia UV có cường độ mạnh nhất, kể cả khi trời có nhiều mây.
3.3 Bổ sung nước thường xuyên
Ngoài việc chống nắng, hãy giữ an toàn trong những ngày nắng nóng bằng cách đảm bảo bé không bị quá nóng và uống nhiều nước. Mặt khác, bố mẹ cũng cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh, hàng rào miễn dịch tự nhiên của bé bao gôm cả làn da mới có thể hoạt động tốt nhất. Nếu con bạn quấy khóc, khóc quá nhiều hoặc bị mẩn đỏ ở bất kỳ vùng da nào tiếp xúc, hãy đưa bé vào nhà ngay lập tức.
>> Đọc thêm: Ban đêm có tia UV không? Nên chăm sóc da như thế nào?
Nếu bạn đang cần tư vấn các vấn đề về làn da vào mùa hè hoặc cần lời khuyên để phòng tránh các tác hại từ ánh nắng đến da, hãy liên hệ ngay đến Thẩm mỹ da quốc tế Tháp Long để được giải đáp từ A-Z!
Thẩm mỹ Da Quốc tế Dr Tháp Long – 26 Trần Quốc Toản, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hotline: 08 3333 9922 – 08 3333 5522