GIẢI MÃ 08 THUẬT NGỮ TRONG KEM CHỐNG NẮNG
Khi tìm hiểu bất kỳ một sản phẩm mỹ phẩm nào bạn cũng cần hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ ghi trên sản phẩm đó để dùng đúng cách và đảm bảo hiệu quả, kem chống nắng cũng không phải ngoại lệ. Bạn có thấy các thuật ngữ về kem chống nắng khó hiểu không? Nếu bạn trả lời có, điều đó hoàn toàn bình thường. Một nghiên cứu được công bố trên JAMA Dermatology cho biết chưa đến một nửa số khách hàng tại phòng khám da liễu biết ý nghĩa của các thuật ngữ như “phổ rộng” và “SPF”. Qua bài viết này ekip Dr Tháp Long sẽ cùng các khách hàng giải mã các thuật ngữ trong kem chống nắng!
Một số thuật ngữ trong kem chống nắng như “phổ rộng” và “SPF”, có ý nghĩa rất cụ thể vì chúng xuất phát từ các tiêu chuẩn do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định đối với kem chống nắng. Có thể giải mã những thuật ngữ này có thể giúp bạn chọn một loại kem chống nắng mang lại cho bạn sự bảo vệ như mong đợi.
1. Kem chống nắng phổ rộng là gì?
Định nghĩa của FDA: Kem chống nắng có thể bảo vệ bạn khỏi tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB) có hại của mặt trời.
Tại sao bạn cần dùng kem chống nắng phổ rộng? Vì nó có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UVA (có tác hại với quá trình lão hóa) và tia UVB (gây ra sự đốt cháy trên bề mặt da) của mặt trời, giúp ngăn ngừa các vấn đề như ung thư da, lão hóa da sớm (xuất hiện các hắc tố bào, nếp nhăn và da chảy xệ) và cháy nắng…
2. Thuật ngữ trong kem chống nắng: Chỉ số SPF là gì?
Định nghĩa của FDA: Kem chống nắng bảo vệ bạn khỏi bị cháy nắng tốt như thế nào. Hiểu một cách đơn giản, bạn có thể coi chỉ số chống nắng (SPF) là “yếu tố chống cháy nắng”.
Chỉ số SPF sẽ cho bạn biết kem chống nắng có thể lọc được bao nhiêu tia UVB (các tia gây bỏng). Đây là những gì khoa học cho chúng ta biết về lượng ánh sáng UVB mà các mức SPF khác nhau có thể lọc ra:
- SPF 15 có thể lọc được 93% tia UVB của mặt trời
- SPF 30 có thể lọc được 96,7% tia UVB của mặt trời
- SPF 50 có thể lọc được 98% tia UVB của mặt trời
Có thể thấy sự khác biệt về khả năng lọc tia UVB là không đáng kể giữa các chỉ số SPF từ 15 đến 50 và thực tế cho thấy kem chống nắng SPF 30 khi sử dụng đúng cách sẽ bảo vệ tốt hơn kem chống nắng có SPF 50 nếu thoa quá mỏng hoặc không thoa nhắc lại trong ngày. Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị nên sử dụng sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Điều quan trọng cần biết là không có loại kem chống nắng nào có thể lọc 100% tia UVB của mặt trời. Đó là lý do tại sao ngoài việc dùng kem chống nắng thì bạn vẫn nên bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách mặc quần áo chống nắng, chẳng hạn như áo sơ mi nhẹ và dài tay, quần dài, mũ rộng vành và kính râm có khả năng chống tia cực tím. Để bảo vệ hiệu quả hơn, hãy tìm quần áo có nhãn chỉ số chống tia cực tím (UPF).
3. Kem chống nắng không thấm nước là gì?
Trên thực tế, không có sản phẩm gọi là kem chống nắng không thấm nước. Kem chống nắng bị mồ hôi và nước rửa sạch khỏi da của chúng ta, vì vậy FDA không còn cho phép các nhà sản xuất tuyên bố rằng kem chống nắng không thấm nước. Vậy hiểu thế nào về kem chống nắng chống nước?
Định nghĩa của FDA:
– Là kem chống nắng có khả năng lưu lại trên da ướt trong bao lâu (40 hoặc 80 phút). Kem chống nắng phải trải qua quá trình thử nghiệm trước khi đạt được chỉ định chống nước. Các mức độ chống nước của các loại kem chống nắng hiện nay:
3.1 Thuật ngữ trong kem chống nắng: Chống nước là gì?
– Kem chống nắng có hiệu quả trong 40 phút trong nước. Sau thời gian đó, bạn cần phải thoa lại kem chống nắng.
3.2 Chống nước rất tốt
– Kem chống nắng có hiệu quả trong 80 phút trong nước. Sau thời gian đó, bạn cần phải thoa lại kem chống nắng.
Tuy nhiên, ngay cả khi da bạn vẫn khô trong khi sử dụng kem chống nắng chống nước, bạn vẫn cần thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ.
Tại sao phải bôi lại kem chống nắng? Sau khi thoa, kem chống nắng sẽ tồn tại rất lâu trên da của chúng ta nhưng ánh nắng mặt trời sẽ phá vỡ các phân tử kem chống nắng một cách từ từ dẫn đến giảm hiệu quả chống nắng. Để tiếp tục bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời khi ở ngoài trời, chúng ta phải bôi lại kem chống nắng vào các thời điểm:
- Sau mỗi 2 giờ đồng hồ
- Sau khi lau khô do tiếp xúc với nước hoặc đổ mồ hôi
- Khi sử dụng kem chống nắng chống nước, bạn sẽ cần thoa lại sau mỗi 40 đến 80 phút.
4. Sự khác biệt giữa kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học bảo vệ làn da của bạn theo cách khác nhau và chứa các hoạt chất khác nhau. Dưới đây là tóm tắt về những khác biệt cơ bản:
4.1 Kem chống nắng hóa học
– Kem chống nắng hóa học chứa các chất hóa học có khả năng hấp thu, chuyển hóa bức xạ UV thành ánh sáng hoặc nhiệt có bước sóng vô hại với làn da. Kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng chống nắng vượt trội, có các thành phần chính là Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone, Homosalate, Octisalate, Octinoxate, Octocrylene., thường được nhận diện bằng chữ Sunscreen trên bao bì
4.2 Kem chống nắng vật lý
– Tạo ra một lớp màng chắn bảo vệ da, giúp ngăn chặn, tán xạ và phản xạ tia UV, khiến chúng không để đi xuyên qua da, có thành phần là các khoáng chất tự nhiên như titanium dioxide, zinc oxide, sắt oxide, magiê silicat. Trong đó, Titanium dioxide là thành phần có tác dụng chính, tạo nên một lớp kem màu trắng trên da. Lớp kem này có khả năng phản xạ lại các tia UV, ngăn cản không cho tia UV xuyên đến da làm sạm da.
5. Từ “thể thao” (sport) có nghĩa là gì trên kem chống nắng?
FDA KHÔNG định nghĩa thuật ngữ này cho kem chống nắng. Khi bạn nhìn thấy từ “thể thao” trên kem chống nắng, điều đó thường có nghĩa là kem chống nắng sẽ lưu lại trên da ướt trong 40 hoặc 80 phút.
6. Từ “baby” trên kem chống nắng có nghĩa là gì?
Giống như từ “thể thao”, FDA chưa định nghĩa thuật ngữ này cho kem chống nắng. Tuy nhiên, khi bạn nhìn thấy thuật ngữ “em bé” trên kem chống nắng, điều đó có nghĩa là kem chống nắng chỉ chứa các hoạt chất sau: titan dioxit và/ hoặc kẽm oxit. Những thành phần này ít có khả năng gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé.
AAD khuyến nghị những điều sau đây khi sử dụng kem chống nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ từ 6 tháng trở lên:
6.1 Trẻ em dưới 6 tháng tuổi
Bảo vệ làn da của trẻ khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách cho trẻ ở trong bóng râm và mặc quần áo dài với chất liệu thoáng mát, đội mũ rộng vành và bảo vệ mắt của bé.
6.2 Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên
Sử dụng kem chống nắng có chứa oxit kẽm hoặc titan dioxit, thích hợp nhất cho làn da nhạy cảm trẻi. Ngay cả khi sử dụng kem chống nắng, hãy để trẻ ở trong bóng râm và cho trẻ mặc quần áo có thể bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, mặc quần áo dài với chất liệu thoáng mát.
7. Thuật ngữ trong kem chống nắng “da nhạy cảm” có nghĩa là gì trên nhãn sản phẩm?
FDA cũng không định nghĩa thuật ngữ này cho kem chống nắng. Tuy nhiên, nếu nhãn kem chống nắng ghi “da nhạy cảm”, điều đó thường có nghĩa là kem chống nắng đó chứa một hoặc cả hai hoạt chất titan dioxit và kẽm oxit, không chứa hương thơm, dầu, PABA hoặc các hoạt chất có trong kem chống nắng hóa học, có thể gây kích ứng da nhạy cảm, không gây dị ứng.
8. Kem chống nắng có chứa chất chống côn trùng
Nếu nhãn kem chống nắng cho biết nó có chứa chất chống côn trùng, thì bạn nên tìm một loại kem chống nắng khác. Mặc dù cả hai sản phẩm đều cung cấp sự bảo vệ quan trọng, nhưng bạn nên mua các sản phẩm riêng biệt vì kem chống nắng có thể bôi trên nhiều vùng và bôi thường xuyên, trong khi thuốc chống côn trùng chỉ được sử dụng ít và phạm vi sử dụng cũng ít hơn so với kem chống nắng.
>> Đọc thêm: 5 lỗi thường gặp khi sử dụng kem chống nắng
Trên đây Ekip Dr Tháp Long đã giúp khách hàng tìm hiểu những thuật ngữ thường sử dụng cho các sản phẩm chống nắng. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay với Ekip Dr Tháp Long để chúng tôi có thể hỗ trợ trực tiếp cho bạn:
Thẩm mỹ Da Quốc tế Dr Tháp Long – 26 Trần Quốc Toản, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hotline: 08 3333 9922 – 08 3333 5522